‘Huế bây chừ đã mới, nhưng vẫn giữ hồn xưa’

Dịp này, cùng Thanh Niên ngắm nhìn TP.Huế 50 năm kể từ sau ngày lá cờ cách mạng được kéo lên đỉnh kỳ đài Phu Văn Lâu, đánh dấu mốc lịch sử Huế hoàn toàn được giải phóng (26.3.1975 – 26.3.2025).

'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 1.

Năm 2025 là dấu mốc đặc biệt quan trọng của Huế khi trở thành thành phố thứ 6 trực thuộc trung ương kể từ ngày 1.1 (sau Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ)

'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 2.

Cửa ngõ phía nam của Huế tại Hải Vân quan trên đèo Hải Vân, thuộc địa phận TT.Lăng Cô, H.Phú Lộc giáp ranh TP.Đà Nẵng. Nhận thức rõ giá trị của di tích này, chính quyền 2 thành phố đã cùng thực hiện một “cái bắt tay lịch sử” để hồi sinh di tích, đến nay di tích Hải Vân quan đã đưa vào khai thác, phục vụ du khách

'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 3.

Không chỉ sở hữu vịnh Lăng Cô (một tỏng những vịnh đẹp nhất thế giới), Vườn quốc gia Bạch Mã (với hệ sinh thái tự nhiên phong phú), cửa ngõ phía nam của TP.Huế còn có cảng biển Chân Mây (nằm ở xã Lộc Vĩnh, H.Phú Lộc) cũng được xem là cửa ngõ thế giới của Huế.Cảng biển Chân Mây có khả năng thông quan 5 – 6 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Khu bến gồm các bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí, kết hợp tiếp nhận tàu khách quốc tế… là cửa ngõ hướng ra biển Đông của Huế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối hành lang kinh tế Đông – Tây

'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 4.

Cửa ngõ phía bắc của TP.Huế là TX.Phong Điền. Từ ngày 1.1.2025, khi Huế trở thành thành phố trực thuộc T.Ư, Phong Điền cũng trở thành thị xã, đạt đô thị loại IV. Đây là tiền đề để địa phương này bứt phá, phát triển. Thời gian qua, TX.Phong Điền được đầu tư cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp… với mục tiêu trở thành đô thị động lực phía bắc của TP.Huế

'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 5.

Tháng 6.2023, TP.Huế đã khánh thành nhà ga T2 của sân bay Phú Bài với tổng kinh phí 2.250 tỉ đồng. Công trình mang đậm lối kiến trúc cung đình kết hợp với hiện đại, với các lớp mái chồng lên nhau, gồm 2 tầng, 1 lửng, diện tích sàn xây dựng khoảng 22.380 m2. Khi đi vào hoạt động, nhà ga này đã góp phần đẩy mạnh kết nối cố đô Huế với các địa phương trong và ngoài nước

'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 7.

Sau khi trở thành thành phố trực thuộc T.Ư, TP.Huế (cũ) chia thành lập 2 quận là Phú Xuân và Thuận Hóa. Trong đó, Thuận Hóa là quận nằm phía nam sông Hương. Đây cũng là vị trí được TP.Huế đầu tư, phát triển mạnh mẽ hạ tầng đô thị trong nhiều năm qua

'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 8.

Nằm ở vị trí đông Nam của Q.Thuận Hóa là hàng loạt dự án trọng điểm đang mọc lên, với quy mô thay đổi diện mạo đô thị Huế. Ảnh chụp tại các dự án trên trục đường Tố Hữu

'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 9.

Dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng TP.Huế này cũng là thời điểm mà cầu Nguyễn Hoàng, một trong những cây cầu mới bắc qua sông Hương, được thông xe kỹ thuật. Cây cầu nối Q.Phú Xuân và Q.Thuận Hóa, tổng vốn đầu tư hơn 2.280 tỉ đồng. Khi đưa vào sử dụng, cầu Nguyễn Hoàng sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông, chống ùn tắc… các tuyến qua trung tâm Q.Thuận Hóa và Q.Phú Xuân; giúp phát triển các đô thị khu đô thị mới phía tây, phát triển kinh tế – xã hội, du lịch dịch vụ của TP.Huế

'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 10.

Những năm qua, TP.Huế còn tổ chức nhiều chương trình, lễ hội lớn. Đây là dịp để giới thiệu, bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa của cố đô Huế. Các lễ hội không chỉ thu hút sự quan tâm của người dân mà còn là sự kiện văn hóa quốc tế, góp phần quảng bá bản sắc Huế ra thế giới

'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 11.

Huế luôn chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, vì vậy việc khuyến khích sử dụng xe đạp giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiết kiệm năng lượng. Đây cũng là một phần trong các chiến lược phát triển đô thị xanh của thành phố này

'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 12.

Lễ hội diễu hành đường phố trong kỳ Festival Huế là một trong những sự kiện đặc sắc và hấp dẫn du khách, tạo nên không khí sôi động và rực rỡ cho thành phố cổ kính

'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 13.

Những buổi diễu hành đường phố mang lại nhiều yếu tố thú vị, trở thành điểm nhấn của Festival Huế, thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường sự gắn kết cộng đồng và quảng bá hình ảnh Huế đến với bạn bè quốc tế

'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 14.
'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 15.
'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 16.
'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 17.

Huế thu hút du khách không chỉ vì ẩm thực đa dạng mà còn vì những món ăn đặc trưng, tinh tế và mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất cố đô như món bún bò, cơm hến… Cùng với du lịch, ẩm thực Huế cũng được nâng cấp, thăng hạng theo thời gian nhưng vẫn giữ được nét truyền thống, trở thành một trong những yếu tố thu hút du khách trong và ngoài nước

'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 18.

Những năm qua, nhiều công trình lịch sử nằm trong quần thể di tích cố đô Huế như các lăng tẩm của các vua triều Nguyễn đã được bảo tồn và phục hồi một cách khoa học, chú trọng về các giá trị văn hóa, nghệ thuật, vật liệu truyền thống.

'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 19.

Huế còn được biết đến là cái nôi của Phật giáo của Việt Nam. Hằng năm, TP.Huế tổ chức nhiều chương trình lễ hội Phật giáo, thể hiện sự tôn kính đối với đạo Phật và những giá trị văn hóa, tinh thần sâu sắc mà Phật giáo mang lại cho cộng đồng

'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 20.

Các nghi lễ cung đình truyền thống như lễ dựng nêu ngày Tết, lễ tế đàn Nam Giao, lễ hội điện Huệ Nam… cũng được Trung tâm Bảo tồn tích tích cố đô Huế phục dựng và tổ chức đúng nghi thức. Những nghi lễ này được thực hiện tại Đại nội Huế và các khu vực di tích khác, tái hiện các sinh hoạt văn hóa của triều Nguyễn và tôn vinh giá trị tâm linh, lịch sử của Huế

'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 21.

Trong những năm qua, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn Huế đã được chú trọng mạnh mẽ, với các dự án xây dựng, nâng cấp đường giao thông, hệ thống điện, nước sạch và các cơ sở vật chất phục vụ đời sống cộng đồng

'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 22.

Bộ mặt nông thôn ở Huế đang có những chuyển biến đáng kể, kết hợp giữa việc bảo tồn nét đẹp truyền thống và sự phát triển hiện đại

'Huế bây chừ... khoác áo mới nhưng vẫn giữ hồn xưa' - Ảnh 23.

Nằm ở phía tây TP.Huế là huyện vùng cao A Lưới, nơi có rất đông bà con dân tộc Tà Ôi, Pa Cô, Vân Kiều sinh sống. Trong chiến tranh, H.A Lưới nằm trên đường Hồ Chí Minh, là một trong những địa bàn khốc liệt. Nhiều năm qua, kinh tế của huyện miền núi này đã phát triển, hạ tầng có nhiều đổi thay. Năm 2024, H.A Lưới đã thoát ra khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *